Danh mục
SECO TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỌN GÓI
Lượt truy cập
  • 10
  • 5297
  • 7,607,970

Vì sao Việt Nam vẫn "phụ thuộc" về thức ăn gia súc?

  25/11/2021

(PetroTimes) - Là một cường quốc nông nghiệp, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn đang phải nhập hàng tỷ USD/năm để mua thức ăn gia súc. Dường như đây là một nghịch lý nhưng thực tế không phải như vậy

 

Thời gian qua, việc ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn khi hết dịch bệnh lại đến giá thức ăn gia súc tăng cao. Người nông dân, các doanh nghiệp lao đao trước bài toán lỗ lãi đã khiến dư luận đặt ra nghi vấn về khả năng sản xuất thức ăn gia súc trong nước và nguyên nhân phải nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu chế biến khiến giá liên tục tăng vọt.

>>> Để góp phần làm giảm giá thành sản xuất từ đó bình ổn giá bán ra tới tay người chăn nuôi, nhiều Nhà máy sản xuất Thức ăn chăn nuôi vẫn đang miệt mài tìm và đầu tư dần các Giải pháp Tự động hóa giúp giảm nhân công tăng năng suất hữu hiệu sau:

Máy hút thổi nguyên liệu

Cân đóng bao tự động

Hệ thống cân định lượng nhiều thành phần

Máy cấp liệu chân không

Cầu dẫn xe nâng lên Container

Chăn nuôi lợn tại tỉnh Vĩnh Phúc
Chăn nuôi lợn tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước hết phải khẳng định rằng hiện nay, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020 Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021 kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã đạt gần 4,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đáng chú ý là mới có 10 tháng đã vượt mốc 4 tỷ USD, vì vậy kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này sẽ còn tăng lên đáng kể khi kết thúc năm.

Trong thực tế, ngành thức ăn chăn nuôi có sự phát triển và tăng trưởng cao nhất trong các ngành sản xuất nông nghiệp, bình quân trong 10 năm qua đạt tăng trưởng 13-15%/năm cả về sản lượng, giá trị. Đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhất trong nông nghiệp Việt Nam.

Ông Tống Xuân Chinh - Cục Phó Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành chăn nuôi của sản phẩm.

 

Mỗi một năm ngành chăn nuôi chúng ta cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Còn lại 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về công nghệ.

Ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất; tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như CP, Deheus… đã và đang xây dựng những nhà máy sản xuất hiện đại ở Tây Bắc, Tây Nguyên, kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyển, thiết bị hiện đại.

3139-1s
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chế biến không phải là thiếu năng lực sản xuất.

Ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm, Việt Nam là thị trường có tiềm năng lớn khi ngoài việc đáp ứng nhu cầu thịt, trứng sữa cho 97 triệu người dân trong nước, chúng ta còn có tham vọng xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi. Thực tế trong những năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đã bước đầu mang về giá trị khoảng 1 tỷ USD.

Bất cập lớn nhất là ngành thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra là tại sao chúng ta có sản lượng lúa lớn mà không sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lại phải đi nhập khẩu? Tại sao Việt Nam không trồng ngô trong nước lại phải đi nhập khẩu? Hàng năm chúng ta xuất khẩu một số lượng lớn thủy sản như cá tra, tôm, thừa rất nhiều phụ phẩm đầu tôm, cá tra, tại sao chúng ta không sử dụng những phụ phẩm ấy để chế biến thức ăn chăn nuôi?...

Cục Phó Cục Chăn nuôi lý giải: "Đơn giản đây là bài toán kinh tế, khi 1kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000/kg còn 1kg gạo cũng đã 12.000-13.000 đồng/kg. Mặt khác, diện tích đất đai của chúng ta phần lớn là trồng lúa và phù hợp với trồng lúa nước. Còn thông tin tại sao xuất khẩu rồi lại nhập về thì đây là câu chuyện cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tùy theo tính toán về kinh tế mà họ có động thái phù hợp với mục tiêu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp".

Ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh: "Đây là hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp, là vấn đề chúng ta không can thiệp được và cũng không nên can thiệp".

Cục Phó Cục Chăn nuôi cho biết thêm:Hiện bà con nông dân một số vùng đã chuyển một phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối để làm thức ăn gia súc. Theo mục tiêu của Bộ, sẽ có 500.000ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi”.

Như vậy, có thể thấy rằng việc giá trị ngành chăn nuôi đang phải phụ thuộc phần lớn vào thức ăn gia súc là chuyện lẽ tất yếu. Đáng mừng là với sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp trong nước, quốc tế, ngành sản xuất thức ăn gia súc của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như tiến tới giảm giá thành sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm chăn nuôi trong nước cũng như tận dụng được toàn bộ các phụ phẩm của ngành nông nghiệp.

Tùng Dương

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả