Danh mục
SECO TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỌN GÓI
Lượt truy cập
  • 4
  • 1370
  • 8,540,187

Bỏ trồng ngô sang trồng cỏ nuôi Bò lão nông Sơn La thu lãi đậm

  03/09/2022

Nông dân chọn trồng cỏ nuôi bò để phát triển kinh tế

Sau khi được Hội Nông dân huyện Phù Yên (Sơn La) giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình trồng cỏ nuôi bò vỗ béo và sinh sản của gia đình anh Đỗ Văn Dũng, bản Văn Cơi, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên (Sơn La). Mô hình nuôi bò của gia đình anh là một trong nhưng mô hình có quy mô lớn ở vùng đất này, mỗi lứa nuôi duy trì từ 40-45 con bò. Từ việc trồng cỏ, nuôi bò mỗi năm cho gia đình anh thu lại không dưới 300 triệu đồng.

Chúng tôi gặp anh Dũng đúng lúc anh đang băm cỏ tươi, chuẩn bị bữa tối cho đàn bò của gia đình, tận mắt nhìn đàn bò trong giai đoạn vỗ béo, con nào con nấy đều béo chắc. Dừng tay với chiếc máy băm cỏ, anh Dũng tâm sự: Gia đình anh quê ở Văn Giang, Hưng Yên lên vùng đất Mường Cơi này khai hoang từ những năm 1964 của thế kỷ trước. Thời điểm đó vùng đất này vô cùng khó khăn và nghèo đói, người dân nơi đây chỉ biết trông chờ vào cây ngô, cây sắn trên nương nên thu nhập rất eo hẹp, gia đình anh cũng không ngoại lệ.

>>> Tìm hiểu hệ thống máy hút bột ngô năng suất 10 tấn/giờ

Bỏ trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò lão nông thu lãi đậm - Ảnh 2.

Mô hình nuôi bò của gia đình anh Đỗ Văn Dũng, bản Văn Cơi, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên (Sơn La) cho thu lãi 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Văn Ngọc

Không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới để có thu nhập. Anh Dũng tìm đến nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao ở trong huyện, trong tỉnh, thẩm chí ở các tỉnh thành lân cận từ mô hình trồng cây ăn quả, trồng rừng đến chăn nuôi để học hỏi. Nhận thấy mô hình trồng cỏ nuôi bò phù hợp với thực tế của gia đình, có thể áp dụng và phát triển được, anh Dũng đã bàn bạc với gia đình phát triển kinh tế theo hướng đi mới này.

Năm 2010, với số vốn ít ỏi của gia đình cùng với một phần vay mượn từ họ hàng anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, mua bò giống về chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Mới đầu, gia đình anh nuôi giống bò cỏ địa phương, nhờ chăm sóc tốt, chịu khó tìm tòi học hỏi các kỹ thuật chăn nuôi trên sách báo nhờ vây đàn bò của anh sinh trưởng và phát triển tốt, bước đầu đã cho thu nhập.

Bỏ trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò lão nông thu lãi đậm - Ảnh 3.

Gia đình anh Dũng thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ để đàn bò phát triển đều. Ảnh: Văn Ngọc

Mở rộng quy mô trồng cỏ nuôi bò để thu lời cao hơn

"Chăn nuôi nhỏ lẻ nhiều năm tôi nhận thấy không mang lại hiệu quả cao. Nhiều đêm trăn trở tìm cách đột phá trong chăn nuôi. Với suy nghĩ đó, năm 2015, tôi xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín với với 2 khu nuôi riêng biết cho đàn bò vỗ béo và bò sinh sản. Mỗi lứa nuôi gia đình tôi duy trì số đàn từ 40-45 con. Bên cạnh đó, gia đình còn sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xử lý chất thải (hầm biogas, đào ao xử lý chất thải), làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Toàn bộ chất thải trong chăn nuôi sẽ được gia đình tận dùng làm phân bón cho đồng cỏ", anh Dũng nói.

 

>>> Xem ngay: Quy trình công nghệ xử lý sản xuất phân bò hữu cơ chất lượng cao

 

Bỏ trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò lão nông thu lãi đậm - Ảnh 4.

Để đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, anh Dũng chú trọng tới việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho bò theo khuyến cáo của cán bộ thú y. Ảnh: Văn Ngọc

Nói về kinh nghiệm chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao anh Dũng cho biết: Trong chăn nuôi bò điều đầu tiên mình phải trau dồi vốn kinh nghiệm. Đặc biệt, chăn nuôi bò phải làm quy mô lớn chứ nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả cao, đầu tư công nghệ cao vào chăn nuôi.

Chọn bò giống là một yếu tố quan trong quyết định đến việc thành bại trong chăn nuôi. Đối với bò cái sinh sản, gia đình anh chọn giống bò lai sind, còn bò vỗ béo thì gia đình anh chon nuôi bò 3b. Theo anh Dũng lý giải, với các giống bò này có ưu điểm là lớn nhanh, khỏe mạnh điều đặc biệt là khung to, bán được giá cao hơn so với giống bò khác.

Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình anh đã chuyển đổi hơn 2ha đất trồng ngô không hiệu quả sang trồng cỏ voi. Đây cũng là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đàn bò. Ngoài ra để bò mau lớn, đẹp, gia đình anh còn kết hợp cho bò ăn cám ngô, cám gạo… chú ý đến định kỳ tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn bò.

"Với kỹ thuật nuôi bò khoa học, đàn bò của gia đình tôi lớn nhanh, cho năng suất cao và bán được giá cao. Một năm, gia đình tôi bán từ 15-20 con bò giống và 10-15 bò vỗ béo. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 300 triệu đồng", anh Dũng nói

Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, tư duy đổi mới trong chịu khó và biết tận dụng lợi thế về đất đai, cùng lòng quyết tâm làm giàu và ham học hỏi, mô hình nuôi bò nhốt chuồng của gia đình anh Dũng rất đáng để học tập, nhân rộng.

Bỏ trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò lão nông thu lãi đậm - Ảnh 5.

Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình anh Dũng đã chuyển hơn 2ha đất trồng ngô không hiệu quả sang trồng cỏ voi. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Sa Văn Soạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mường Cơi, huyện Phù Yên (Sơn La)  cho biết: Nhận thấy nhu cầu nuôi trâu, bò nhốt chuồng vỗ béo của bà con nông dân trên địa bàn là một hướng đi giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền tạo điều kiện để người nông dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò. 

Bỏ trồng ngô sang trồng cỏ nuôi bò lão nông thu lãi đậm - Ảnh 6.

Mô hình trồng cỏ nuôi bò đang là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của tỉnh Sơn La mang lại hiệu quả cho nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Trong thời gian tới, để phát triển đàn trâu, bò bền vững và ổn định hơn, ngành nông nghiệp huyện Phù Yên kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng liên kết với người nuôi để cấp con giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Từ đó, thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò ở huyện một cách bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo hướng đến xây dựng huyện nông thôn mới.

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả