Xin hỏi Đất trồng lúa nước có được xây nhà không?
Xin chào Luật sư X. Gia đình tôi có một thửa đất để trồng lúa, tuy nhiên nhiều năm nay đã không canh tác đến thửa đất này. Nay gia đình tôi có nhu cầu xây nhà cho cháu tôi, tôi có thắc mắc rằng đất trồng lúa nước có được xây nhà không? Sử dụng đất trồng lúa để làm nhà ở có vi phạm pháp luật đất đai không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
>>> Nên dùng Keo dán gạch loại nào?
Căn cứ pháp lý
Phân loại đất
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất đai được phân loại thành ba nhóm đất chính, cụ thể bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Theo đó đất trồng lúa là một loại đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Còn đối với đất ở bao gồm cả đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy hai loại đất này thuộc hai nhóm đất hoàn toàn khác nhau và sẽ được sử dụng và các mục đích khác nhau.
>>> Có nên dùng Vữa khô trộn sẵn xây nhà hiện nay?
Đất trồng lúa nước có được xây nhà không?
Việc sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013, theo đó Nhà nước ban hành các chính sách để bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Đối với những trường hợp cần thiết phải thực hiện việc chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào một mục đích khác thì Nhà nước sẽ có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Đồng thời theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 việc sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi của người sử dụng đất bị nghiêm cấm.
>>> Tại sao dùng Keo chít mạch hiệu quả hơn xi măng trắng?
Đất trồng lúa nước có được xây nhà không?
Như vậy, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nếu bạn muốn được xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa thì trước hết bạn cần chuyển mục đích sử dụng dụng đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) và việc chuyển mục đích sử dụng đất này cần được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xây nhà trên đất trồng lúa bị phạt thế nào?
Nếu không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở mà tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử lý với hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt được xác định như sau:
>>> Dây chuyền sản xuất keo dán gạch bao nhiêu tiền?
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích dưới 0,01 héc ta thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta thì bị phạt với số tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị;
>>> Dây chuyền sản xuất vữa khô có cần cát sấy không?
– Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép có diện tích đất từ 03 héc ta trở lên thì bị phạt với số tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu đất tại khu vực nông thôn và bị phạt với số tiền từ 240.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu đất tại khu vực đô thị.
Như vậy, có thể thấy rằng số diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất trái phép càng nhiều thì mức xử phạt càng cao, đặc biệt là đối với các mảnh đất nằm tại khu vực đô thị thì mức xử phạt vi phạm hành chính cao gấp hai lần so với đất tại khu vực nông thôn.
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở
Để có thể thực hiện được thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở thì phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc trong dự án đầu tư của chủ đầu tư;
– Căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy để xem xét đất nhà mình có đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất hay không khi có nhu cầu chuyển thì bạn cần phải liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có thửa đất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không?
- Đất quốc phòng có được chuyển nhượng không?
- Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “Năm 2022, đất trồng lúa nước có được xây nhà không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn hay cần sự tư vấn của chúng tôi để ly hôn nhanh nhất…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Pháp luật quy định về đất trồng lúa như thế nào?
Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm.
Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương.
Có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa được không?
Theo quy định của nhà nước, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng nếu nằm trong các điều kiện sau được quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Đất trồng lúa không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên
Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.
Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất ở là bao lâu?
Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.