Triển vọng sản xuất viên nén nhiên liệu đốt từ cỏ voi
Kết quả bước đầu cho thấy, chỉ tiêu chất lượng viên nén sản xuất từ cỏ voi VS-19 phù hợp để sử dụng đốt sinh nhiệt trong lò đốt phát điện, lò hơi, lò sưởi...
>>> Bản vẽ thiết kế máy ép viên phân bón
Nghiên cứu chuyên sâu về cây trồng năng lượng sinh khối gần như chưa được thực hiện đầy đủ tại Việt Nam. Công ty TNHH Hạt giống Việt (Vietseed - doanh nghiệp khoa học và công nghệ) là một trong những đơn vị tiên phong định hướng nghiên cứu tổng thể về loại cây trồng này.
Công ty đã thành lập nhóm nghiên cứu xuyên suốt quá trình từ khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng phù hợp với mục đích sản xuất nhiên liệu đốt sinh nhiệt cho đến các công đoạn cơ giới hóa canh tác, thu hoạch, chế biến và sản xuất viên nén làm nhiên liệu đốt từ cây cỏ voi.
Lãnh đạo Cục Trồng trọt và các nhà khoa học thăm ruộng trồng khảo nghiệm giống cỏ VS-19 tại Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Bách Phong.
>>> Tiết kiệm 50% nhân công nhờ sử dụng cân đóng bao điện tử
Giống cỏ voi mà Vietseed đang định hướng phục vụ cho chiến lược nghiên cứu, sản xuất viên nén làm nhiên liệu đốt là VS-19. Đây là giống cỏ do chính Vietseed chọn lọc và đã được chấp nhận tự công bố lưu hành tháng 10/2021. Giống thích ứng rất rộng, chi phí canh tác thấp, năng suất sinh khối cao..., phù hợp với “định nghĩa” cây trồng năng lượng sinh khối chuyên dụng.
Đặc biệt, cây cỏ voi VS-19 cho thu hoạch thường xuyên, chất lượng nguyên liệu đồng đều, giá thành thấp, khắc phục được các nhược điểm của nguồn nguyên liệu từ phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp như trấu, rơm, vỏ hạt, dăm bào, mùn cưa, cành củi... vốn đang ngày càng khan hiếm và tăng giá trong “cơn bão” khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
>>> Tiết kiệm nhiều thời gian và nhân lực nhờ máy hút bột, hạt năng suất lớn
Thử nghiệm ép thử viên nén từ nguyên liệu cỏ voi sinh khối tại Đồng Nai. Ảnh: Bách Phong.
Kết quả kiểm nghiệm chất lượng mẫu viên nén sản xuất thử nghiệm từ sinh khối cỏ voi VS-19 thu hoạch tại Hà Nội, Khánh Hòa và Ninh Thuận năm 2022 cho kết quả: Giá trị nhiệt trị đạt lần lượt 3.593 - 3.954 và 3.850 Kcal/kg); tỷ lệ tro lần lượt là 6,97 - 8,27 và 3,75%; hàm lượng lưu huỳnh (S) dao động lần lượt là 0,167 - 0,062 và 0,169%; hàm lượng ni tơ (N) ở các mức 1,32 - 0,50 và 1,04%; tỷ lệ cố định các bon (mức độ hấp thụ CO2) đạt từ 16 - 18%...
“Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy, các chỉ tiêu chất lượng viên nén sản xuất từ cỏ voi VS-19 như trên là phù hợp để sử dụng đốt sinh nhiệt trong lò đốt phát điện, lò hơi, lò sưởi...”, ông Đinh Thanh Long, Giám đốc Công ty TNHH Lữ Gia Commodities - một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu đốt tại TP.HCM đánh giá.
Viên nén nhiên liệu đốt sản xuất thử từ nguyên liệu cỏ VS-19. Ảnh: Bách Phong.
Để đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất lớn sản phẩm viên nén từ sinh khối cỏ voi thành công, Vietseed đang phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) tiếp tục tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, khắc phục các yếu điểm cố hữu của cây cỏ voi và xử lý dạng nguyên liệu tươi.
Đồng thời, nghiên cứu cơ giới hóa một số công đoạn trồng trọt, thu hoạch và sơ chế cỏ voi phục vụ sản xuất viên nén làm nhiên liệu đốt; xác định mối liên quan giữa hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ thu hồi và chất lượng viên nén thành phẩm; tìm giải pháp tăng tuổi thọ lưu gốc và dặm tỉa diện tích chết gốc từ năm thứ 2 của cây cỏ voi. Song song đó, thử nghiệm công nghệ tối ưu hóa quá trình sấy khô nguyên liệu tươi, nghiền và ép viên nén phù hợp với kết cấu đặc thù của sinh khối sản xuất từ cỏ...
Xuống giống ruộng thí nghiệm nghiên cứu sâu có voi làm nguyên liệu sản xuất viên nén tại Ninh Thuận tháng 6/2022. Ảnh: Bách Phong.
Ngoài ra, các nghiên cứu định hướng dài hạn của Vietseed cũng đã và đang đồng thời được khởi động gồm: Sử dụng công nghệ sinh học nhân giống cỏ voi giúp giảm chi phí trồng mới và nhân nhanh diện tích; thu thập, đánh giá nguồn gen, xử lý, lai tạo và tuyển chọn giống cỏ voi mới; thử nghiệm trên giống cỏ Tân Ghi nê - VS; nghiên cứu mức độ hấp thụ CO2 hướng tới mục tiêu trung hòa (Net Zero Carbon).
“Một số kết quả nghiên cứu này cũng sẽ là giải pháp hữu ích giúp tăng hiệu quả canh tác và sử dụng đối với các diện tích cỏ cùng loại hiện hữu đang trồng để phục vụ mục đích chăn nuôi đại gia súc” ông Lê Đăng Hùng, Phó Giám đốc Vietseed cho biết.